Có 4 kỹ năng cơ bản bạn cần rèn luyện khi học tiếng Anh đó chính là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Nhìn vào đây bạn chắc chắn đã có thể hiểu cần phải rèn luyện kỹ năng nào đầu tiên rồi nhỉ. Vâng điều chúng tôi muốn nói đến ở đây chính là kỹ năng nghe.
Nếu bạn sở hữu kỹ năng nghe tốt thì đây chính là bước đệm để học các kỹ năng còn lại hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn.
Song không phải ai cũng luyện nghe tiếng Anh giao tiếp đúng cách.
Thậm chí, thật bất ngờ khi rất nhiều học viên áp dụng phương pháp nghe TOEIC vào luyện nghe trong giao tiếp, mà không hiểu hai kỹ năng nghe này là khác nhau.
Chúng ta luyện nghe giao tiếp là để tương tác, trò chuyện với người đối thoại, chứ đâu phải để điền một từ/cụm từ hoàn thành câu, để khoanh đáp án đúng?
Dưới đây là những điều nên và không nên khi luyện nghe tiếng Anh . Qua đó, chúng ta sẽ cùng khám phá phương pháp nâng cao kỹ năng nghe hiệu quả.
Luyện nghe giao tiếp tiếng Anh nói riêng hay việc học tập nói chung, hễ cứ sai cách là chắc chắn lãng phí thời gian, nhiều khi là cả tiền bạc.
Chúng ta bỏ tiền ra, bỏ thời gian đến lớp mỗi ngày với mong muốn có người chỉ dẫn, có môi trường kỷ luật, có động lực để việc học hành của mình sớm đạt kết quả tốt. Vậy mà còn học sai cách, chẳng phải lãng phí lắm sao?
Nghiêm trọng hơn, khi kỹ năng nghe của bạn bị trì trệ, chậm chạp, bạn sẽ mất dần động lực luyện nghe nói riêng và học giao tiếp tiếng Anh nói chung, để rồi dẫn đến bỏ ngang giữa chừng.
Sau kỹ năng “Nghe”, chúng ta còn phải “đương đầu” với 3 kỹ năng Nói – Đọc – Viết cũng khó nhằn và nhiều thử thách.
Vì thế, nếu chọn sai cách học nghe ngay từ đầu, bạn sẽ không thể tiến bộ và thuần thục kỹ năng nền tảng này, và hệ quả là khó học cả những kỹ năng phía sau.
Hãy nghĩ về mục tiêu khi học tiếng Anh giao tiếp bạn đang có, thời gian để chinh phục nó, rồi nhìn lại xem mình đã uổng công thế nào với việc luyện nghe sai cách.
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng trên đây, hãy cùng tôi “điểm danh” điều gì không nên làm khi luyện nghe tiếng Anh giao tiếp nhé!
Có lẽ 10 người luyện nghe tiếng Anh giao tiếp thì 9 người mắc phải sai lầm này lúc bắt đầu!
Khi nghe ai đó nói tiếng Anh, ta thường cố gắng dịch thông điệp sang tiếng Việt như một cách vin vào thứ tiếng mẹ đẻ quen thuộc để hiểu ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, càng cố gắng thì càng không thể hiểu hoặc hiểu sai những gì đang được nói.
Bởi vì dịch thuật là một thao tác “không phải dạng vừa đâu”. Hoạt động dịch thuật đòi hỏi bạn phải thông thạo cả hai ngôn ngữ, xử lý thông tin và ghi nhớ từ ngữ rất nhanh. Thông thường, để có thể chuyển ngữ được tức thời những câu từ vừa nghe, người dịch phải có trình độ ngoại ngữ thành thạo, có kinh nghiệm trong việc phiên dịch, dịch thuật văn bản.
Hơn thế nữa, trong giao tiếp, thông tin chúng ta được nghe là liên tục, vì chủ thể của cuộc đối thoại bao gồm cả CHÍNH MÌNH trong đó. Trong khi việc dịch đòi hỏi 1 “độ trễ” trong việc tiếp nhận – xử lý thông tin – và trả về kết quả, do đó khi bạn đang cố gắng dịch một câu, thì người nói kiên nhẫn chờ sao nổi để bạn…dịch xong 2-3 câu nữa?
Trong bất cứ ngôn ngữ nào, ta cũng có thể xác định được thông tin quan trọng trong một câu, và từ đó hiểu đúng ý toàn bộ câu thoại. Điều bạn cần làm là thích nghi khả năng này trong việc học tiếng Anh.
Ví dụ:
“The weather forecast says that it could be the hottest day of the month. Would you like to go swimming?”
Bạn không hiểu hết vế “weather forecast” nói gì?
Không sao hết!
Chắc chắn bạn vẫn sẽ hiểu câu thoại muốn nói đến thời tiết nóng bức và đối phương muốn rủ bạn đi bơi qua những từ/cụm từ như: hottest (hot), would you like, go swimming. Cần nhớ, khi giao tiếp tiếng Anh, không phải nghe và hiểu hết 100% mọi từ được nói ra mà vẫn có thể hiểu ý nghĩa của câu.
Hơn nữa, nếu cố gắng nghe hiểu tất cả các từ, não bộ sẽ phải hoạt động nhiều hơn, gây ra áp lực xử lý quá nhiều thông tin. Nếu bạn quên 1-2 từ, bạn sẽ mất bình tĩnh, luống cuống, có khi quên cả nghĩa của từ ngữ đơn giản nhất cũng nên.
Nghe – nói là quá trình tương tác, trao đổi thông tin liên tục, không có nhiều thời gian để chúng ta mường tượng ra mặt chữ hay lục lọi lại ngữ nghĩa của từ.
Vì thế, việc thiếu thốn từ vựng chẳng những khiến bạn không thể hiểu đối phương nói gì, không thể đáp lời lại họ, mà còn dần dần làm bạn mất tự tin trong giao tiếp hơn nữa.
Thoạt đầu, bạn có thể cảm thấy việc nghe tiếng Anh thụ động, hay còn được biết đến là “tắm” tiếng Anh liên tục này hợp lý đấy chứ! Giống như trẻ con vậy, dù không hiểu gì, chỉ cần nghe người lớn nói tiếng Anh hàng ngày mà các bé có thể tự nói được đó thôi?
Thực tế là…
Phương pháp luyện nghe thụ động – “tắm” tiếng Anh này chỉ thích hợp cho trẻ em – đối tượng có nhận thức đơn giản, trong sáng, dễ tác động và khả năng tiếp thu cao.
Còn với người trưởng thành, việc thụ động luyện nghe tiếng Anh giao tiếp không hiệu quả. Bởi não người lớn sẽ loại trừ những vấn đề mà mình không hiểu hay không có khả năng thu nạp, nhất là khi còn có rất nhiều thông tin, lĩnh vực khác đáng quan tâm.
Chính vì không hiểu và không dành thời gian để hiểu nên dù bạn luyện nghe rất “trâu” nhưng mãi không tiến bộ. Từ đó dẫn đến hiện tượng “điếc tiếng Anh” rất phổ biến: Một câu tiếng Anh nếu viết ra đọc thì hiểu nhưng cùng câu đó người nước ngoài nói thì bạn lại không hiểu.
Chỉ khi bạn luyện nghe một cách chủ động: chủ động chọn chủ đề, chủ động chọn cách học, chủ động ghi nhớ từ vựng, chủ động thực hành thường xuyên… thì mới có kết quả tốt nhất mà thôi.
“Sợ thực hành” là vấn đề muôn thuở, xảy ra nhiều nhất với những bạn tự học. Đây chính là thực trạng “không có đầu ra” khiến tất cả các học viên, dù có trong tay bao nhiêu cẩm nang học tiếng Anh giao tiếp thành công đi chăng nữa thì trình độ vẫn giậm chân tại chỗ.
Các bạn đều có tâm lý ngại, “sợ nghe sai, hiểu nhầm ý người ta thì quê” nên không tận dụng các cơ hội để thực hành nghe – hiểu. Học nghe tiếng Anh mà không có hoạt động nói – đầu ra đi kèm, chúng ta sẽ mất đi cơ hội để sửa sai và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.
Trái lại, tôi lại chứng kiến nhiều học viên…bạ đâu cũng thực hành. Năng động và chủ động là tốt, nhưng không phải gặp ai chúng ta cũng thực hành nghe – hiểu được.
Một người Việt nói tiếng Anh chuẩn, trôi chảy chắc chắn sẽ chất lượng hơn một ông “Tây ba lô” nói không chuẩn. “Tây” cũng có nhiều người kém tiếng Anh do 1/ đây không phải ngôn ngữ chính của họ và 2/ họ kém ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như nhiều người Việt vẫn sai chính tả, nói ngọng.
Vậy chúng ta cần nắm chắc những nguyên tắc nào khi bắt tay vào luyện nghe tiếng Anh giao tiếp?
Dù bạn là sinh viên hay người đi làm, thì chúng ta cũng có rất ít thời giản “rảnh” đúng nghĩa trong ngày. Do đó, đừng chờ rảnh mới luyện nghe, hãy tận dụng việc đó trong những lúc như thế này:
Những hoạt động này đều có một điểm chung: không quá đòi hỏi sự tập trung hay suy nghĩ sâu sắc. Các chủ đề luyện nghe tiếng Anh giao tiếp cũng hết sức quen thuộc trong đời sống nên bạn cũng không bị áp lực gì khi nghe trong khoảng thời gian này.
Theo đó, việc luyện nghe tiếng Anh trong khoảng 1 – 2 tiếng mỗi ngày là điều hoàn toàn dễ dàng. Và bởi bạn không phải tìm thời gian để luyện tập, bạn sẽ ít có khả năng bỏ cuộc hơn.
Lưu ý:
Nếu bạn cảm thấy khó hiểu khi nghe đối phương nói, trong khi bạn biết rất nhiều từ ngữ thông dụng, thì không phải do vốn từ vựng của bạn nghèo nàn. Bạn không cần đọc thêm nhiều quá mà chỉ cần tập trung luyện nghe thêm nữa để nhận biết từ nhanh hơn mà thôi.
Tôi thấy nhiều bạn trẻ mới bắt đầu luyện nghe tiếng Anh giao tiếp thường hoang mang giữa “biển tài liệu” mông lung.
Để không bị choáng ngợp với kho tài liệu khổng lồ, tôi khuyên bạn hãy tin dùng “podcast”.
Không phải ngẫu nhiên mà podcast được đánh giá là tài liệu luyện nghe tốt nhất cho người học tiếng Anh! Đây là những tệp âm thanh thường là các đoạn hội thoại thuần túy, vừa dễ dàng lưu vào điện thoại để luyện nghe bất cứ lúc nào, rất phù hợp với những học viên mới bắt đầu và trình độ khá.
Quan trọng không kém, podcast còn hoàn toàn miễn phí, không như phim hay show truyền hình, đôi khi bạn phải bỏ tiền mua mới có được.
Hoạt động nghe hiểu ngoại ngữ không thể thấy rõ sự tiến bộ trong một sớm một chiều, mà bạn còn cần dành thời gian để phát triển thói quen nghe nữa.
Trong giai đoạn bắt đầu luyện nghe, bạn có thể nghe chỉ từ 10 – 15 phút một ngày với những đoạn hội thoại dễ hiểu, đừng bắt đầu ngay với những gì quá khó. Những tháng sau đó, bạn mới nâng dần từng chút độ khó của bài nghe, độ dài của hội thoại để nâng cao kỹ năng của mình.
Hãy đảm bảo việc luyện nghe tiếng Anh giao tiếp là một quá trình “chậm mà chắc”, có sự tiến bộ đều đặn chứ không đặt nặng phải đột phá.
Việc ghi chép còn giúp phân biệt cực tốt các từ nối âm, các mạo từ hay các từ không được nhấn mạnh.
Đồng thời thói quen ghi chép giúp ích nhiều cho bạn không chỉ trong luyện nghe tiếng Anh giao tiếp, mà luyện nghe TOEIC, IELTS cũng rất hiệu quả.
Tuy nhiên, việc nói nhại và ghi chép chủ yếu giúp ích cho bạn khi luyện nghe đơn phương – không có người trực tiếp trò chuyện. Còn với những trường hợp luyện nghe có người đối thoại, hãy trang bị cho mình thêm kỹ thuật dự đoán – suy luận và hiểu tổng quát.
Muốn thực hành tốt kỹ thuật này, bạn nên xác định nhanh chủ đề sắp/đang được nói đến và huy động vốn hiểu biết, vốn từ vựng, các thì (thời) phù hợp có liên quan.
Ví dụ, khi đối phương nói chuyện về buổi hẹn hò, bạn có thể lường trước sẽ nghe được những từ về địa điểm như “movie theater”, “bar”, “pub”, “restaurant”, những từ mô tả cuộc hẹn nếu đã diễn ra như “great”, “romantic”, “awesome”, “awful”, “awkward”… Bạn có thể sẽ nghe thấy người đó sử dụng thì tương lai để nói về kế hoạch cuộc hẹn hoặc thì quá khứ nếu cuộc hẹn đã diễn ra.
Bên cạnh đó, kỹ thuật lọc từ khóa để hiểu toàn bộ câu thoại cũng rất quan trọng, như tôi từng đề cập. Phương pháp này rất cần thiết khi bạn giao tiếp trực tiếp, với nhiều người tham gia hội thoại. Nó giúp não bộ bớt căng thẳng và tư duy được thoải mái để phản xạ nhanh nhạy hơn.
Sau bài viết này, tôi mong các bạn có thể ghi nhớ được những điều quan trọng dưới đây:
Và hãy luôn tâm niệm điều này,
Những gì được chia sẻ trong bài viết là kinh nghiệm, quan điểm của tôi cùng nhiều người đã trải qua, không phải là những quy luật không thể phá vỡ.
Hãy luôn chủ động khám phá nhiều con đường rèn luyện phù hợp nhất, đem lại kết quả tốt nhất cho bạn khi học tiếng Anh giao tiếp nhé.
Winning English là trường dạy tiếng Anh chất lượng tại Philippines. Với thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực đào tạo giáo dục, chúng tôi đã thành công khi mang đến một trường học tiếng Anh chuyên nghiệp nhất.
Các học viên khó tính trải nghiệm dịch vụ du học tại Philippines ở Winning English School đều cảm thấy rất hài lòng. Hãy liên hệ hotline cho chúng tôi nếu cần đăng ký được tư vấn. Hoặc cung cấp thông tin của bạn vào form mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ nhanh chóng kết nối với bạn.
Chúng tôi chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính. Mọi thắc mắc về chương trình và chi phí học tiếng anh ở Philippines. Vui lòng liên hệ với Winning English School để được hỗ trợ. Hotline: 0987 540 446 (TP HCM) hoặc đăng ký tư vấn học tiếng Anh ở Philippines tại đây.
Chúng tôi có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp nhất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào vì chúng tôi thiết kế một khóa học cá nhân cho bạn.