Học Tiếng Anh sẽ trở nên đơn giản và dễ thở hơn nếu bạn nắm được các mẹo liên kết giữa các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết. Ví dụ nhé, khi bạn dành nhiều thời gian để luyện tập phát âm thì cùng lúc đó bạn đã giúp bản thân phát triển phần nào kỹ năng nghe rồi đấy, bởi vì khi bạn phát âm chuẩn và luyện tập đều đặn bạn đã nghe và hiểu được nghĩa từ ấy ngay trong đầu nên khi giao tiếp với người nước ngoài bạn sẽ không cảm thấy lo lắng, lúng túng nữa. Mời bạn đọc qua bài viết sau để tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp này nhé.
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ mối liên hệ giữa phát âm và khả năng nghe.
Năm 2010, mình thi TOEFL iBT được 29/30 điểm nghe. Nhưng khi sang đến Mỹ, mình gần như “điếc”, họ nói quá nhanh, khác hẳn bài nghe chậm rãi và từ tốn trên TOEFL.
Qua tuần “orientation” (tuần định hướng), mình bước vào buổi học đầu tiên với một sự kinh hoàng hơn nữa. Giáo sư môn “ethics” bắn như súng liên thanh, mình nghe mà không thể xử lý kịp. Trong khi đó một số bạn Mỹ “mumble” (lầm bầm) tiếng Anh, mình không hiểu gì. Vậy mới biết điểm TOEFL hay IELTS đôi khi chẳng nhiều ý nghĩa lắm.
Sau hai năm, mình nghe tốt hơn phần nào, nhưng vẫn thấy thiếu gì đó. Kỹ năng nghe còn rất nhiều vấn đề.
Về Việt Nam, mình bắt đầu nghiên cứu về phát âm, bắt đầu từ cuốn tài liệu rất hay mua ở Mỹ và Rachel’s English. Cảm nhận đầu tiên là sung sướng vì rốt cuộc đã biết sự khác biệt giữa âm “i” trong từ “sit” và “seat”, hay sự khác biệt giữa “bet” và “bat”. Những từ này, trước đây mình cũng biết là phát âm khác nhau, nhưng khác thế nào thì không rõ ràng lắm.
– Bước 1: Nguyên âm là gì?
– Bước 2: Âm cuối là gì?
– Bước 3: Âm đầu là gì?
Ví dụ, với câu “they live in a shack”, kể cả không biết từ “shack”, nếu học phát âm rồi, bạn vẫn có thể viết ra được. Câu hỏi “nguyên âm là gì?” – âm “æ”, “âm cuối là gì?” – âm “k”, và “âm đầu là gì?” – âm “ʃ” (sh).
Phát âm cũng rất hữu dụng khi luyện nghe âm cuối, ví dụ, “bit” và “bid” khác nhau ở đâu? Hay sự khác biệt giữa “friend” và “friends”. Về lý thuyết thì mọi người có thể cho là dễ, nhưng trên thực tế nghe, sự phân biệt hoàn toàn không dễ dàng.
Hiểu về cách nối âm cũng giúp ích rất nhiều. Nhớ có hôm đi ăn ở nhà hàng, mình nghe bạn “waitress” xinh đẹp hỏi: “Do you want a super salad?”, liền ngạc nhiên hỏi lại: “Sorry, what salad?”. Lần thứ hai mình mới hiểu được câu hỏi của nhân viên phục vụ: “Do you want a soup or salad?”. Những kiểu nối âm như vậy, nhờ hiểu phát âm nên mình cũng đỡ nhầm đi ít nhiều.
Nhưng lợi ích lớn nhất về nghe khi học phát âm lại nằm ở “giai điệu” (rhythm). Khi học về giai điệu, mình hiểu được cách người bản xứ nhấn từ khóa trong câu, và học cách tập trung để hiểu ý của người nói. Đến nay, khi luyện nghe, mình vẫn áp dụng kỹ năng nghe theo “rhythm” những khi người ta nói quá nhanh, đặc biệt là khi nghe đài.
Dù phát âm gắn chặt với kỹ năng nghe, nhưng nếu bạn không có từ vựng thì nó không thể giúp bạn nghe hiểu được. Và nếu ngữ pháp yếu, bạn có nghe (và ghi lại được) hết những gì người khác nói, cũng không thể hiểu họ nói gì.
Thứ hai, học phát âm – nếu được hiểu là học những nguyên lý về phát âm – không giúp bạn biết một từ phát âm thế nào. 40% từ vựng tiếng Anh có cách viết khác cách đọc, do đó dù học thuộc nguyên lý, bạn không thể biết phát âm mỗi từ. Ví dụ, từ “does” tại sao không đọc là “du-əz”?
Kể cả khi vượt qua các ải là từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm, bạn vẫn có thể gặp khó khăn với tốc độ. Người bản xứ nói rất nhanh so với hầu hết người Việt. Trong nhiều trường hợp, não của bạn không đủ tốc độ để xử lý, nên bạn nghe và không kịp hiểu người khác nói gì.
Phát âm tốt cho ai?
Phát âm, theo quan điểm cá nhân mình, đặc biệt hiệu quả với người đã qua tuổi dậy thì và không sống trong môi trường bản xứ (EFL – English as a Foreign Language). Đặc thù chung của nhóm này là khả năng đọc thường tốt hơn khả năng nghe, do đó phát âm sẽ là nhịp cầu giúp kết nối ngôn ngữ viết và nói.
Những người sang Mỹ sau khi đã qua giai đoạn dậy thì cũng nên học phát âm để hòa nhập. Mình có một vài người bạn quốc tế đang định cư ở Mỹ cũng đồng tình với quan điểm này. Trường hợp này, phát âm đặc biệt hiệu quả trong nâng cao khả năng nói rõ ràng của người học.
Phát âm cũng tốt cho trẻ học tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL). Trẻ em tiếp cận phát âm chuẩn từ đầu thường sẽ gặp ít khó khăn hơn trong giao tiếp về sau này. Người Đức dạy trẻ em phát âm Anh – Mỹ song song với ngữ pháp, khi trẻ vào lớp 5 (từ lớp 1 đến lớp 4, trẻ học tiếng Anh theo kiểu “học mà chơi”).
Đối với trẻ em sống ở nước nói tiếng Anh từ nhỏ (dưới 10 tuổi) thì không cần học phát âm, vì trẻ sẽ tự động thẩm thấu cách phát âm chuẩn trong quá trình tương tác với bạn bè ở trường học và ngoài cuộc sống.
Dù hiểu sâu về phát âm, mình vẫn phải liên tục luyện nghe audio book và các bài giảng chuyên môn hàng ngày. Không chỉ giúp tiếp thu kiến thức, luyện nghe giúp đôi tai hoạt động liên tục để bắt nhịp với tốc độ của người bản xứ.
Quang Nguyen – VnExpress
Winning English là trường dạy tiếng Anh chất lượng tại Philippines. Với thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực đào tạo giáo dục, chúng tôi đã thành công khi mang đến một trường học tiếng Anh chuyên nghiệp nhất.
Các học viên khó tính trải nghiệm dịch vụ du học tại Philippines ở Winning English School đều cảm thấy rất hài lòng. Hãy liên hệ hotline cho chúng tôi nếu cần đăng ký được tư vấn. Hoặc cung cấp thông tin của bạn vào form mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ nhanh chóng kết nối với bạn.
Chúng tôi chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính. Mọi thắc mắc về chương trình và chi phí học tiếng anh ở Philippines. Vui lòng liên hệ với Winning English School để được hỗ trợ. Hotline: 0987 540 446 (TP HCM) hoặc đăng ký tư vấn học tiếng Anh ở Philippines tại đây.
Chúng tôi có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp nhất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào vì chúng tôi thiết kế một khóa học cá nhân cho bạn.